ĐOẠN TRƯỜNG ĐI MỸ
Tui đi MỹdinhphanSau một tuần lể đếm từng ngày cho đến ngày hẹn lấy visa, lòng khấp khởi nhưng không chối cải rằng có phần lo lắng, tui mở giấy hồng ra xem đi xem lại cho chắc ăn: hẹn đúng 3 giờ chiều ngày…đến phòng số… nhận visa. Chèn! tui không nhớ ngày xưa còn bé, cái cảm giác hẹn hò với người yêu nó như thế nào, nhưng bây giờ, với cái hẹn của tờ giấy hồng này, nó làm tui sung sướng và hạnh phúc lắm lắm, lâng lâng suốt tuần.
Khác hẳn lần đi bổ túc theo giấy xanh của Lãnh sự quán cách đây một tuần, cẩn thận đặt tờ giấy Hồng vào một cái bìa nhựa, chải lại cái đầu muối tiêu, vuốt lại nếp cái quần mới ủi, tui đĩnh đạc dắt con ngựa sắt ra cửa nổ máy, không quên chụp cái nồi cơm điện lên đầu, nhắm hướng số 4 Lê Duẩn thẳng tiến.
Anh chàng nào viết cái câu nghe thật chí lý:”nắng Sài Gòn, anh đi mà chợt mát”, không mát sao được, chốc lát nữa thôi, tui sẽ được nhận cái gọi là visa. Ừ! mà visa là cái gì nhỉ? Là cái mà ai có hồ sơ xin nhập cư vào Mỹ cũng mong đợi suốt nhiều năm dài đăng đẳng. Từ khi hồ sơ được chấp thuận, đến lúc này tính ra tui có quá trình gần 9 năm chờ đợi, thôi cứ hiểu nôm na nó là cái dấu hiệu cho biết nhà nước Mỹ đã ok cho tui được qua Mỹ sinh sống.
Lập lại cái quy trình củ: gởi xe, đưa cổ cho bà hàng nước cứa, xếp hàng, tắt và gởi điện thoại cho bảo vệ, nhưng khi vào trong Lãnh sự quán thì đường hoàng đi thẳng đến phòng ghi trong giấy Hồng và ngồi chờ, nhìn qua lớp kính đã thấy từng chồng phong bì hồ sơ dày cộm, trên đó đã kẹp sẵn hộ chiếu sẵn sàng chờ người nhận . Mải rồi cũng tới 3 giờ, dõng dạc tiếng loa gọi tên từng nhóm người đến quầy chờ nhận visa, lần này may mắn lại mĩm cười với tui, có tên ngay trong đợt gọi đầu tiên, cùng với chừng 6, 7 người khác, tui đến trước quầy, tay cầm sẵn hai cái chứng minh nhân dân của tui và thằng con, cô nhân viên cẫn thận hỏi tên tuổi, ngắm nghía dung nhan của tui xem có giống với cái mặt mẹt trong chứng minh nhân dân và hộ chiếu hay không, sau đó mới cố đẩy hai tệp phong bì dày cộm được dán kín và hai cái hộ chiếu ra ngoài, không quên lời nhắc nhở kiểm tra lại các thông tin trên visa có chính xác hay không.
Tui hồi hộp kiếm chổ ngồi định thần lại và mở ngay hai cuốn hộ chiếu ra xem hình thù cái visa nó như thế nào, ai đó nói tui nhà quê thì đành chịu thôi, từ khi cha sinh mẹ đẽ đến giờ mới biết visa là gì, thì ra chỉ là một trang được in nổi màu mè trong cuốn hộ chiếu, trên có ghi đầy đủ các thông tin cá nhân cộng thêm cái hình dòm thấy ghê của tui giống như hộ chiếu mà thôi, chèn ơi! chỉ nhiêu đó mà tui mất gần chín năm trời chờ đợi với bao công sức của tui và người bảo lảnh mới có được, hic!
Ra khỏi Lãnh sự quán, việc đầu tiên tui làm là gọi điện ngay cho…các đại lý bán vé tàu bay, với yêu cầu đặt vé cho chuyến bay vào cuối tháng hai. Chà! sau Tết, các chuyến bay đi Đài Loan, Seoul, Hồng Kông , Mỹ đều kín chổ vì Việt kiều về Việt Nam ăn Tết nay quay trở lại quê hương mới và đặc biệt là các quý bà, quý chị em lấy chồng Đài Loan, Hàn quốc trở về quê chồng sau khi về quê mẹ ăn Tết.
Các đại lý bán vé tàu bay đều hứa hẹn sẽ gọi ngay khi có chổ, nhưng tui xem chừng phải chờ cho bà con Việt kiều đi hết rồi mới tới phiên mình, thôi thì có thêm thời gian thăm thú các nơi, bù khú chút xíu với bạn bè, ít nhất cũng í ới gọi nhau chiến đấu một trận cho đã, mai mốt làm chi còn có dịp. Nào cà phê Sỏi Đá, Phượng Các, nào Làng nướng, nào Cô Ba Vũng Tàu, lại còn karaoke Nice, phòng trà Ân Nam nữa chứ…ui chao nhắc mà nhớ các chiến hữu ngày nào.
Chỉ có hai cha con nên dự kiến không nhiều hành lý, ấy thế mà cứ thêm cái này, bỏ cái kia, cuối cùng cũng đóng đầy bốn thùng carton với 23kg mổi thùng. Cẩn thận dán lên hai mặt thùng địa chỉ nơi đến kẻo bị thất lạc thì có mà “truỗng cời”, nội cái chuyện chạy khắp nơi kiếm mượn cho được cái cân 50kg đễ cân hành lý cũng là một thành tích lớn lao, chèn! hành lý mà vượt trọng lượng quy định của hãng bay thì có mà nghèo vì đóng tiền phạt, thứ nào cũng tính bằng “đô” các bạn à!
Thú thật là từ khi cầm cái visa trong tay, vui thì có vui vì điều mình đeo đuổi bao lâu nay đã đạt được, nhưng lẩn khuất trong niềm vui đó vẫn là mối ưu tư về cuộc sống sắp tới, mọi thứ đều mới lạ, hành trang theo mình chỉ là đôi bàn tay gầy, mệt mỏi. Người ta đi cả nhà với vợ chồng, con cái quây quần, đùm bọc và chia xẻ khó khăn với nhau, đằng này…
Phước bất trùng lai, họa vô đơn chí, gần đến ngày bay mà thằng bé con lại gặp vận rũi, hôm mùng bốn Tết, sau bữa cơm cúng đưa ông bà trên đường từ nhà ông cậu trở về, sau khi định qua mặt một xe khác trong đường hẽm, gặp xe ngược chiều nên thằng bé đánh tay lái vào lề phải thì ủi thẳng xe vào…cột đèn. Trời ạ! người ta mở rộng đường hẽm nhưng đễ nguyên cột đèn, thành ra cột đèn gần như nằm giữa đường. Gãy tay trái phải bó bột, gãy hai cái răng phải làm răng lại mất thời gian hằng tháng trời, xui hết chuyện.
Suốt mấy ngày trời liên lạc với các đại lý bán vé tàu bay đễ kiếm vé bay càng sớm càng tốt, cú phone của thằng em từ Mỹ báo tin khẩn cho hay ông già bịnh nặng phải đưa cấp cứu ở bệnh viện, chèn ơi! mười mấy năm tù tội, năm lần phẩu thuật, mới đây cũng vừa xuất viện vì bị đụng xe, mà đụng xe ở Mỹ thì khiếp lắm, ông già lần này lại vào viện nữa, 84 tuổi rồi.
Tính sao đây? Con trai thì cần thời gian đễ lành cái tay gãy và làm răng hoàn chỉnh trước khi bay, bên Mỹ thì gọi cha con bay sang gấp, ông già cấp cứu trong bệnh viện, sức khỏe như ngọn đèn trước gió, biết đâu…? Tính sao đây?
Chợt nhớ đến một số phone mà thằng bạn Việt Di Trú cho tui trong bữa off trước khi lên đường với lời giới thiệu: “bảo đảm chổ này có vé tốt, giá mềm”, lục lại trong danh bạ thì ra là một số phone của một người tận ngoài…Nha Trang, cứ gọi cầu may không ngờ cái giọng nói dễ thương đó cho biết có hai chổ available của EVA, nhưng tiền vé hơi cao vì là hạng bussines trong chuyến từ Sài Gòn – Taipei. Chu cha! Chỉ có đúng hai ngày đễ chuẩn bị lên đường, hai ngày! bao dự tính phải hũy bỏ, tất cả những gì làm được là đóng gói hành lý, gọi điện báo cho vài người thân và dặn dò những việc cần thiết cho hai đứa con còn ở lại Việt Nam.
Bùi ngùi, vương vấn nhìn quanh nhà trước khi lên taxi ra phi trường, biết khi nào quay lại nơi này? Một bước lên xe taxi hôm nay là một bước dài đến một nơi xa thẳm, “qui sera sera?”. Cuộc sống nơi này vẫn tiếp diển, cuồn cuộn, ồn ào, mặc dù không có tui. Sẽ nhớ lắm những ngày nắng, những chiều mưa, những góc phố nhỏ, những quán cà phê quen thuộc, những giọng nói, những khuôn mặt bạn bè. Bỏ hết, bỏ hết lại sau lưng đễ lao vào một cơn lốc sống khác hào nhoáng, xa lạ. Được gì? mất gì? buồn? vui? Thằng con có vẫn vơ như cha nó không nhỉ? Xem ra nổi buồn chia tay với anh chị, bạn bè, của nó, không vượt qua được niềm vui sắp trãi qua những điều mới lạ, kỳ thú của chuyến bay dài trước mặt.
10 giờ sáng, nắng vàng chói chang, nhìn lại Sài Gòn nhộn nhịp, loáng thoáng qua cửa kính xe taxi, một cú phone hỏi thăm của anh bạn Việt Di Trú, tỏ ra bất ngờ khi biết tui đang trên đường ra sân bay, anh bạn cho biết vé máy bay đã bất ngờ tăng rất cao, cũng có cái may khi mua được vé sớm.
Xuống xe taxi đã gặp hai anh SauHai và hungphitran đứng đợi từ bao giờ. Vậy đó, bạn bè vậy đó! Bỏ cả công việc chỉ đễ chụp tấm hình và nói lời chia tay với cha con tui. Ấm lòng người đi.
Cám ơn hai anh và mong ngày gặp lại.
.

SauHai, con trai, dinhphan, hungphitran tại sân bay quốc tế Tân Sơn Nhất

Khu vực check in của hãng EVA Air
Khu vực check in của hãng EVA đông nghẹt người, phải nói nhìn cách làm việc của các cô gái trong quầy check in mà phục lăn, bận túi bụi nhưng vẫn vui vẻ, lịch sự với mọi người. Mọi việc cũng nhanh chóng kết thúc: cân hành lý, kiểm tra hải quan. Hai cha con được dán cho mổi người một …con tem lên ngực với lời dặn đó là dấu hiệu đễ được giúp đở khi cần. Trở ra chia tay với mọi người trước khi vào phòng cách ly
Con gái lúc này ôm em trai khóc ròng đòi đi theo, đứt ruột con gái ơi! đã quá muộn rồi.

dinhphan với con gái trước khi vào phòng cách ly.
Cú cất cánh thật nhanh, chỉ vài phút sau 12g trưa, Sài Gòn đã nằm dưới cánh bay.